Một trong nhưng ưu điểm của Gatling khi đánh giá với các công cụ benchmark web khác là khả năng xuất report đơn giản, dễ hiểu. Trong bài mình sẽ hướng dẫn các bạn đọc, phân tích biểu đồ của Gatling Report.
Tổng quan
Một trong nhưng ưu điểm của Gatling khi đánh giá với các công cụ benchmark web khác là khả năng xuất report đơn giản, dễ hiểu. Trong bài mình sẽ hướng dẫn các bạn đọc, phân tích biểu đồ của Gatling Report.
Chuẩn bị
Trước khi bắt đầu, chúng ta cần report mẫu để phân tích. Ở đây mình sử dụng bài test có được từ phần 2 và chạy 1 kịch bản test để lấy kết quả.
Mình sẽ thực hiện bài test tạo ra 10 user trong vòng 60 giây tức cứ mỗi 6 giây Gatling sẽ tạo ra 1 user thực hiện thao tác giả lập.
Đồng thời mình cũng cài đặt script monitor nhỏ lên web mình benchmark để log hỗ trợ việc phân tích. Các bạn tham khảo script tại đây
Phân tích report
Biểu đồ 1: Biểu đồ tổng quan
Biểu đồ 1 sẽ gồm biểu đồ Indicatos
và Number of request
. Mục tiêu miêu tả tổng quan về phân phối phản hồi trong các phạm vi tiểu chuẩn cũng như các request thất bại. VD, bài test đã thực hiện hơn 6000 request
Mặc định Gatling sẽ đánh giá phản hồi như sau:
- Từ 0 – 800 ms: phản hồi tốt (Phản hồi nhanh)
- Từ 800 ms – 1200 ms (1.2 giây): phản hồi trung bình
- Trên 1200 ms (1.2 giây): là phản hồi chậm
Chúng ta có thể chỉnh sửa lại các ngưỡng trên bằng tùy chỉnh lại settings gatling tùy nhiên mình sẽ hướng dẫn các bạn trong bài khác.
Biểu đồ 2: Phân tích phản hồi của request
Biểu đồ 2 phân tích phản hồi của các request đã thực hiện. Bao gồm số request thành công, thất bại, tỷ lệ gửi request mỗi giây, phản hồi nhanh nhất và chậm nhất, trung bình trong khoảng … Ví dụ “truy_cap_trang_chu” có phản hồi nhanh nhất là 441 ms và chậm nhất là 1024 ms.
Ngoài ra chúng ta có thể xem chi tiết phân tích 1 loại request, mục tiêu đánh giá 1 tính năng xử lý nhanh hay chậm
Phân tích request_0
- Request có tên “truy_cap_trang_chu”
- Thực hiện tổng cộng 10 request và không có thất bại
- Thời gian phản hồi nhanh nhất 441 ms
- Thời gian phản hồi chậm nhất 1024 ms tức 1 giây
- Phản hồi trung bình là 543 ms
Biểu đồ 3: Phân phối user được gatling tạo theo thời gian
Biểu đồ 3 thông kế số user đang thực hiện kịch bản test hay có bao user mô phòng đang truy cập web trong khoảng thời gian bài test được chạy. Ví dụ tại thời điểm A có 2 user, tại thời điểm B có 5 user.
Ví dụ:
Biểu đồ 4: Phân phối phản hồi
Biểu đồ 4 thể hiện phân phối thời gian phản hồi của tất cả request. VD, có tầm 37% request có phản hồi trong 23 ms
Ví dụ
Biểu đồ 5: Phân phối phản hồi theo thời gian
Biểu đồ 5 thể hiện phân phối thời gian phản hồi của tất cả request theo khoảng thời gian. VD, tại thời điểm A, request có phản hồi nhanh nhất là 8 ms, phản hồi chậm nhất là 399 ms.
Ví dụ
Biểu đồ 6: Phân phối request gửi đi trong một giây
Biểu đồ 6 thể hiện tổng số request thực hiện trong một giây theo khoảng thời gian thực hiện bài test. VD, tại thời điểm A thực hiện tổng cộng 22 request.
Biểu đồ 7: Phân phối phản hồi nhận được trong một giây
Biểu đồ 7 thể hiện tổng số phản hồi nhận được trong một giây theo khoảng thời gian thực hiện bài test. VD, tại thời điểm A nhận được tổng cộng 22 phản hồi.
Tổng kết
Kịch bản mình thực hiện là tạo ra 10 user trong vòng 60 giây tức cứ 6 giây Gatling sẽ tạo ra 1 user thực hiện thao tác giả lập tới trang web chỉ định.
Qua report mình thông tin mình có được:
- Thời điểm có số user truy cập cao nhất là 6
- Tổng số request gửi đi nhiều nhất là 23
- Phản hồi nhanh nhất là 8 ms
- Phản hồi chậm nhất là 1024 ms tức 1 giây
Các bạn tham khảo thêm script scala tại đây.
Leave a Reply